(Thanhhoa.dcs.vn): Tại Hội nghị lần thứ 25 họp vào ngày 29/9/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) đã xem xét, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thong chính trị 9 tháng, nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2023 và đề ra định hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024; nội dung cụ thể như sau:
1. Về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 9 tháng; nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2023:
Trong 9 tháng năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần đoàn kết, chú động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, hệ thống chính trị của tỉnh vẫn giữ vững ổn định và tiếp tục đạt được kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá, ước đạt 7,72%; sản xuất nông nghiệp phát triển đúng hướng, tốc độ tăng trưởng cao; nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực vẫn duy trì sản xuất ổn định và tăng sản lượng; một số cơ sở công nghiệp mới được đầu tư hoàn thành đi vào sản xuất; hoạt động du lịch diễn ra sôi động, sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú hơn, tổng thu du lịch tăng cao, dịch vụ vận tải tăng mạnh so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 28.728 tỷ đồng, bằng 81% dự toán. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 103.190 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao đạt kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm; nhiều hộ gia đình nghèo nhiều năm sinh sống trên sông được hỗ trợ xây dựng nhà ở nơi an toàn và tạo sinh kế mới để ổn định cuộc sông; đời sống Nhân dân ổn định. Các sự kiện lớn của tỉnh được tổ chức thành công, tạo sức lan toả mạnh mẽ, dư luận và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện hơn. Các chỉ số PAPI, SIPAS, PAR INDEX của tỉnh xếp trong nhóm dẫn đầu cả nước. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực. Việc quán triệt, triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ương được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, bài bản và sâu rộng. Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các quy định về công tác tổ chức cán bộ; nhiều chương trình, đề án về xây dựng đảng trên các mặt công tác được rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới phù hợp với các quy định của Trung ương và tình hình thực tế, tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, yếu kém, đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với kế hoạch. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng đạt thấp hơn so với cùng kỳ. Hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp và giữa sản xuất, chế biến với tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế; sản xuất các sản phẩm OCOP còn nhỏ lẻ, nhiều sản phẩm còn mang tính thời vụ, thị trường tiêu thụ không ổn định, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu mạnh. Một số sản phẩm công nghiệp truyền thống sản lượng giảm mạnh so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải tại Cảng hàng không Thọ Xuân sụt giảm cả về lượt khách, lượng hàng hóa và số lượng chuyến bay, tuyến đường bay. Hoạt động của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Kết quả thu hút đầu tư vẫn còn hạn chế. Tiến độ triến khai thực hiện nhiều dự án lớn, trọng điểm chưa đảm bảo theo yêu cầu; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn thiếu và chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu mặt bằng sạch để hấp dẫn thu hút các dự án thứ cấp. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch. Tiến độ hoàn chỉnh thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công khởi công mới còn rất chậm. Nhiều vướng mắc về đất đai chậm được giải quyết, nhất là về giao đất, xác định nguồn gốc đất, tính tiền sử dụng đất; tình trạng thiếu vật liệu san lấp, giá vật liệu theo công bố của cơ quan nhà nước thấp hơn giá thực tế chậm được giải quyết. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có mặt còn chưa đáp ứng yêu cầu; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 xếp thứ hạng thấp, đứng thứ 47 cả nước. Việc triến khai các dự án bảo tồn, tu bố, tôn tạo di tích còn chậm và lúng túng. Giải quyết tình trạng thiếu cục bộ giáo viên ở các cấp học, bậc học, giáo viên các môn đặc thù và giữa các địa phương còn thiếu tính hệ thống, tổng thể, hiệu quả thấp. Nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trong các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu giảm. Hoạt động tội phạm ma túy trên tuyến biên giới vẫn diễn biến phức tạp; tình hình tôn giáo, an ninh xã hội còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định; giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo còn có tình trạng thiếu sâu sát, đùn đẩy trách nhiệm, dẫn đến kéo dài, không dứt điếm. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp còn hạn chế. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở một số lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu; một số cán bộ vi phạm đạo đức, trách nhiệm nêu gương, vi phạm pháp luật, bị xử lý kỷ luật về đảng, hành chính, đoàn thê và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do:
- Về khách quan: Kinh tế thế giới, trong nước gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở một số thị trường truyền thống giảm mạnh; thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi; lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng ở mức cao, điều kiện, thủ tục cho vay còn khắt khe, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Một số quy định giữa pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đấu thầu, quản lý vốn của nhà nước còn thiếu cụ thể, thiếu thống nhất, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về thuế, phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có tác động tích cực, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển trong dài hạn, nhưng trước mắt trong năm 2023 làm giảm một phần nguồn thu ngân sách của tỉnh.
- Về chủ quan: Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số cấp ủy, chính quyền, ban, sở, ngành còn hạn chế; chưa chủ động, trách nhiệm, quyết liệt trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc ở địa phương, đơn vị. Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa một số ngành, đơn vị chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, trách nhiệm chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ngành, địa phương năng lực hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đấy, làm trì trệ, ách tắc công việc của tỉnh, ngành, địa phương. Thanh tra, kiểm tra, giám sát ở một số lĩnh vực, địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức; kỷ luật, kỷ cương tại một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm.
Để thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu của năm 2023, các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đơn vị và người đứng đầu phải bám sát thực tiễn, chủ động, sáng tạo, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; cùng với tiếp tục triến khai thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra từ đầu năm và tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, phải tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
(1) Các cấp uỷ đảng, chỉnh quyền, các sở, ban, ngành, đơn vị phải chủ động, sảng tạo, bám sát thực tiễn, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả đế thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.
(2) Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(3) Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thu ngân sách nhà nước; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại nhiệm vụ chi, cắt giảm một số nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết để ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng và thực hiện các cơ chế, chính sách.
(4) Tiếp tục triến khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; tập trung thực hiện, đẩy nhanh tiến độ các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triến kinh tế - xã hội, các dự án thuộc Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025.
(5) Khẩn trương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa. Tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nhất là về xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Rà soát, hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sách, giải quyết các nút thắt trong công tác bồi thường GPMB, nhất là các dự án đầu tư trực tiếp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường; kịp thời, kiếm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
(6) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, nhất là các di tích trọng điểm. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tiếp tục theo dõi chặt chẽ, chủ động phương án đối phó hiệu quả với các loại dịch bệnh, các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, trước mắt là dịch đau mắt đỏ. Nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là ngoại ngữ, các môn đặc thù; thực hiện rà soát, xây dựng phương án tổng thể khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường lao động, việc làm đế có phương án hỗ trợ kịp thời, bảo đảm cung - cầu lao động; triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chương trình, chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện có hiệu quả các giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm các tố chức, cá nhân, doanh nghiệp chậm đóng, nợ đóng và các hành vi trục lợi chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
(7) Thực hiện đồng bộ các biện pháp duy trì các chỉ số thành phần có thứ hạng cao, nâng cao các chỉ số thành phần có thứ hạng thấp của các chỉ số PCI, PAR INDEX, PAPI, SIPAS. Tiếp tục tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư; chủ động phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các nhà đâu tư lớn, có uy tín, năng lực thực sự để lựa chọn, thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng lớn, tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triến khai thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định của pháp luật.
(8) Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Các lực lượng vũ trang theo dõi sát tình hình, chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời, giữ vững chủ quyền lãnh thố, biên giới quốc gia, ngăn chặn triệt để nhập cảnh trái phép. Tập trung đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia xử lý tốt các tình huống sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn... có thể xảy ra.
(9) Chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện đế tố chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo công tác tuyên truyền, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ; đẩy mạnh các phong trào thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định về công tác tổ chức, cán bộ để phù họp với các quy định của Trung ương và của Tỉnh ủy; khấn trương hoàn chỉnh, trình cấp có thấm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 - 2030 và Đề án nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa để triển khai thực hiện; tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị theo quy định; đẩy mạnh phát triển đảng viên và thành lập các tố chức đảng trong doanh nghiệp.
Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng, đảng viên khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra; chủ động nắm chắc tình hình tố chức đảng và đảng viên, kịp thời phát hiện và tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm, tinh thần chủ động, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực thi công vụ; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nắm chắc tình hình cơ sở, tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, các vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở. Tiếp tục chỉ đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029.
2. Về định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024:
Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy bám sát chỉ đạo, định hướng của Trung ương, các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh và trên cơ sở dự báo thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức, tham mưu đề xuất xây dựng các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triến kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2024 của tỉnh, với tinh thần phấn đấu cao, thiết thực, hiệu quả và khả thi, tạo nền tảng, cơ sở vững chắc để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra các định hướng lớn phát triển các ngành, lĩnh vực gồm: kinh tế, văn hóa - xã hội, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Các cấp úy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể phải bám sát chỉ đạo, định hướng của tỉnh và tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 của ngành, địa phương, đơn vị, với tinh thần phấn đấu cao, khả thi, đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) của ngành, địa phương, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chung của cả tỉnh.